Nhóm chuyên gia Mekong hỗ trợ cho Nông Lâm kết hợp ở Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
ROB FINLAYSON · THÁNG 2 NĂM 2018
Nhóm chuyên gia Mekong về Nông Lâm kết hợp có các thành viên từ chính phủ và tổ chức xã hội dân sự cam kết hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp ở các nước thành viên ASEAN
Nhóm chuyên gia Mekong về Nông lâm kết hợp về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, Nông nghiệp Bền vững và Phục hồi Đất đã tổ chức hội thảo đầu tiên tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 25-27 tháng 1 năm 2018.
Tổ chức tại trụ sở của tổ chức đối tác RECOFTC, Trung tâm vì Con Người và Rừng, hội thảo đã thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ các nước Đông Nam Á, Thụy Điển và Châu Phi. Các thành viên rất đa dạng, phản ánh bản chất đa dạng của nông lâm kết hợp. Họ đến từ các bộ ngành nông nghiệp và lâm nghiệp của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trường đại học và các tổ chức nông dân, đặc biệt là từ Campuchia,Myanmar và Việt Nam – các quốc gia trọng tâm của nhóm.
Cũng như các lần giới thiệu ban đầu, đồng ý về vai trò của Nhóm và kế hoạch hoạt động năm, các thành viên đã xem xét bản thảo chưa hoàn chỉnh của Hướng dẫn ASEAN về Phát triển Nông lâm kết hợp, một văn bản cấp cao đưa ra các nguyên tắc cơ bản và khuyến nghị cho việc chính sách và thực hiện.
Bản dự thảo sẽ được Ban Thư ký ASEAN gửi tới các nhóm làm việc liên quan của ASEAN và các bộ của các nước để thảo luận thêm trong khu vực trước khi trình lên quan chức chính phủ cấp cao xem như là một hướng dẫn chính thức của ASEAN. Nhóm cũng có kế hoạch cung cấp ý kiến về tài liệu hướng dẫn đào tạo giảng viên về nông lâm kết hợp và tài liệu hướng dẫn hiện trường cho ASEAN và các tài liệu hỗ trợ khác theo yêu cầu của Nhóm Công tác về Lâm nghiệp Xã hội.
Các thành viên cũng đã thảo luận về ‘lộ trình’ cho phát triển nông lâm kết hợp ở Campuchia – đã được bắt đầu tiến hành tham vấn chính thức vào cuối năm nay với sự hỗ trợ của Trung tâm Nông Lâm Thế giới và các đối tác trong Đối tác ASEAN – Thụy Sĩ về Chương trình Lâm nghiệp Xã hội và Biến đổi Khí hậu và cung cấp đầu vào từ Nhóm chuyên gia- và Myanmar, với hy vọng bắt đầu một tiến trình tương tự vào đầu tháng 11, theo sự liên kết trong Chính phủ Myanmar.
Một quá trình để lập bản đồ tất cả các tổ chức trong khu vực tham gia vào nông lâm kết hợp đã được đưa ra. Các thành viên cũng xác định được nhiều điểm chiến lược để tổ chức trong 12 tháng tới và tăng số người tham gia thảo luận về nông lâm kết hợp, như tại Việt Nam tại cuộc họp Diễn đàn Xã hội Dân sự gắn với Nhóm làm việc ASEAN về Lâm nghiệp Xã hội, tại Campuchia cho một hội nghị quốc tế về nông nghiệp bền vững, sau đó là các cuộc tham vấn về lộ trình, và tại Myanmar để thảo luận ban đầu về lộ trình quốc gia về nông lâm kết hợp.
Nhóm Chuyên gia được điều phối bởi Trung tâm Nông lâm Thế giới (ICRAF) và là một phần của Sáng kiến Mạng lưới Nông nghiệp Quốc tế của Thụy Điển (SIANI). ICRAF là Trung tâm Nông lâm Thế giới, là một trong 15 thành viên của CGIAR (The Consultative Group for International Agricultural Research), một đối tác toàn cầu cho một tương lai an toàn thực phẩm. Chúng tôi cảm ơn tất cả các nhà tài trợ ủng hộ nghiên cứu phát triển thông qua đóng góp của họ cho Quỹ CGIAR
Để biết thêm thông tin, liên hệ với Điều phối viên của Nhóm, Robert Finlayson: r.finlayson@cgiar.org
ASEAN Guidelines for Agroforestry Development
Hướng dẫn phát triển Nông Lâm kết hợp ở các nước ASEAN (Tiếng Anh)