MÔ HÌNH ƯỚC TÍNH SINH KHỐI CÂY RỪNG KHỘP ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH THEO CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4(2020): 79- 89
Nguyễn Thị Tình1, Bảo Huy2
1 Trường Đại học Tây Nguyên; 2 Tư vấn độc lập
Từ khóa: mô hình sinh khối, nhân tố sinh thái, rừng khộp. | TÓM TẮT: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá để lựa chọn mô hình ước tính sinh khối cây rừng khộp (AGB) dưới ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái môi trường rừng nhằm nâng cao độ tin cậy. Áp dụng phương pháp rút mẫu chặt hạ với 329 cây mẫu để thu thập dữ liệu sinh khối; sử dụng phương pháp ước lượng mô hình phi tuyến có trọng số, cố định hoặc xét ảnh hưởng của các nhân tố theo Maximum Likelihood và thẩm định chéo K-Fold với K=10 để so sánh sai số và lựa chọn mô hình. Kết quả cho thấy từng nhân tố sinh thái, môi trường rừng không ảnh hưởng đến AGB, trong khi đó ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố sinh thái, môi trường rừng đến mô hình AGB là rõ rệt, thông qua dạng mô hình AGB = AVERAGE × MODIFIER với độ tin cậy được nâng cao rõ rệt so với mô hình không có sự tham gia các nhân tố này. |
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN BỀ RỘNG VÒNG NĂM THÔNG 5 LÁ (Pinus dalatensis Ferré) Ở TÂY NGUYÊN
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2(2020): 40-51
Lê Cảnh Nam1,Bùi Thế Hoàng2, Trương Quang Cường2 và Bảo Huy3
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; 2 Vườn Quốc Gia Bi Đúp Núi Bà; 3 Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT: Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) là loài đặc hữu của dãy Trường Sơn, có phân bố tập trung ở Tây Nguyên trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim. Nghiên cứu này nhằm mục đích phát hiện và lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu và biến đổi khí hậu đến tăng trưởng bề rộng vòng năm loài Thông 5 lá theo từng vùng phân bố sinh thái tại Tây Nguyên. Số liệu bề rộng vòng năm được thu thập bằng khoan tăng trưởng Haglof từ 56 cây mẫu rải ở các cấp kính trên ba vùng núi Bidoup Núi Bà, Chư Yang Sin và Kon Ka Kinh vùng Tây Nguyên; bề rộng vòng năm được gắn với dữ liệu khí hậu trong vòng 32-38 năm trong giai đoạn (1979 – 2016) ở ba vùng phân bố. Sử dụng mô hình tuyến tính/phí tuyến tính có trọng số để phát hiện và mô hình hóa ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến độ rộng vòng năm. Kết quả cho thấy tại vùng Bidoup Núi Bà, tăng trưởng bề rộng vòng năm Thông 5 lá có quan hệ thuận với nhiệt độ trung bình tháng 6, quan hệ nghịch với lượng mưa tháng 11; vùng Chư Yang Sin, tăng trưởng về bề rộng vòng năm có quan hệ nghịch với nhiệt độ trung bình tháng 3 và tháng 4; vùng Kon Ka Kinh, tăng trưởng bề rộng vòng năm quan hệ nghịch với nhiệt độ trung bình tháng 4. Kết quả chỉ ra có sự biến đổi khí hậu trong vùng Tây Nguyên trên 30 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 10C và làm suy giảm sinh trưởng thông 5 lá.
Từ khóa: Khí hậu, tăng trưởng vòng năm, thông Đà Lạt
Bài báo
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG CÓ PHÂN BỐ LOÀI THÔNG NĂM LÁ (Pinus dalatensis Ferré) Ở TÂY NGUYÊN
Tạp chí NN & PTNT, số 9(2020): 88-98
Lê Cảnh Nam1, Bùi Thế Hoàng2, Trương Quang Cường2, Hoàng Thanh Trường1, Lưu Thế Trung1 và Bảo Huy3
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; 2Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà; 3Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT: Quần thể Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferrré) là đặc hữu và có giá trị quý hiếm nhiều mặt về sử dụng và bảo tồn. Nghiên cứu này mô hình hóa có hệ thống cấu trúc kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim có phân bố loài Thông 5 lá ở Tây Nguyên làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và bảo tồn loài cây và các quần thể quý hiếm này. Với 17 ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2 được thiết lập ở các Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (06 ô), Chư Yang Sin (06 ô) và Kon Ka Kinh (05 ô). Chỉ số quan trọng Importance Value Index (IV, %) được sử dụng để xác định loài ưu thế; cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D) và chiều cao (N/H) được thử nghiệm mô phỏng theo các hàm Mayer, khoảng cách – hình học và Weibull; cấu trúc mặt bằng được đánh giá bằng phân bố U theo khoảng cách đến cây gần nhất. Kết quả cho thấy Thông 5 lá là loài ưu thế sinh thái với IV% từ 3,6 – 12,2%; không ghi nhận được tái sinh tự nhiên Thông 5 lá trong các lâm phần có cây Thông 5 lá trưởng thành; phân bố N/D với 53% ô tuân theo phân bố khoảng cách có dạng giảm; phân bố N/H rất biến động có 35 % các ô mô phỏng được theo phân bố Weibull dạng có đỉnh lệch trái đến gần chuẩn; phân bố mặt bằng của lâm phần và riêng Thông 5 lá chủ yếu phân bố cụm; phân bố N/D và N/H của riêng quần thể Thông 5 lá có một đến nhiều đỉnh tập trung, do không có quá tái sinh liên tục.
Từ khóa: Cấu trúc rừng, lá rộng, lá kim, thông Đà Lạt
Bài báo
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN MẬT ĐỘ PHÂN BỐ THÔNG NĂM LÁ (Pinus dalatensis Ferré) Ở TÂY NGUYÊN
Lê Cảnh Nam, Nguyễn Thành Mến, Hồ Ngọc Thọ và Bảo Huy
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1(2020): 62-72
TÓM TẮT: Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) là loài đặc hữu của dãy Trường Sơn, chỉ còn ít vùng phân bố và số lượng cá thể trên mỗi vùng là không nhiều. Nhân tố sinh thái có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến phân bố, sinh trưởng, phát triển và tính ổn định của cá thể cũng như quần thể. Vì vậy, xác định nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến mật độ phân bố có ý nghĩa quan trọng trong quản lý bảo tồn loài, quần thể, phục hồi rừng phù hợp với các tổ hợp sinh thái. Nghiên cứu này thực hiện tại Tây Nguyên, với 19 điểm nghiên cứu, mỗi điểm có diện tích 1 km2 được lập với 173 ô mẫu, mỗi ô có diện tích 1.000 m2 được đo đếm mật độ thông 5 lá (N) và 10 nhân tố sinh thái chính trên ba vùng phân bố. Sử dụng phương pháp thiết lập mô hình đa biến tuyến tính/phi tuyến tính có trọng số để lập và thẩm định sai số của các mô hình dự đoán N theo các nhân tố sinh thái ảnh hưởng. Kết quả đã lựa chọn mô hình dự đoán N theo ba nhân tố sinh thái ảnh hưởng là độ cao so với mặt nước biển (DC), độ dày tầng đất (TDD) và lượng mưa trung bình năm (P): N = P × (0,890614 × DC-0,0451131 × TDD0,540172 × P-0,9126).
Từ khóa: Mô hình, phân bố mật độ, sinh thái, Thông 5 lá, Tây Nguyên.
Bài báo
MÔ HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG ĐƯỜNG KÍNH THÔNG 5 LÁ (Pinus dalatensis Ferré) THEO VÙNG PHÂN BỐ TẠI TÂY NGUYÊN
Tạp chí NN&PTNT, số 5(2020):113-119
Lê Cảnh Nam, Nguyễn Thành Mến, Hồ Ngọc Thọ và Bảo Huy
Tóm tắt: Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) là loài đặc hữu theo nghĩa rộng của dãy Trường Sơn. Ở Việt Nam, Thông 5 lá có phân bố tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên trong kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm nhiệt đới núi thấp. Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng mô hình sinh trưởng, tăng tưởng đường kính loài Thông 5 lá theo từng vùng phân bố tại Tây Nguyên. Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng khoan tăng trưởng đường kính từ 56 cây cá thể rải đều từ các cấp kính tại 3 vùng Bidoup Núi Bà, Chư Yang Sin và Kon Ka Kinh. Thiết lập mô hình phi tuyến có trọng với ảnh hưởng của vùng phân bố sinh thái theo phương pháp hợp lý cực đại (Maximum Likelihood). Kết quả đã xác định được lượng tăng trưởng đường kính (Zd) Thông 5 lá biến động từ 0,013 đến 3,065 cm/năm do ảnh hưởng của tuổi cây và yếu tố sinh thái khác nhau, trung bình là 0,340 cm/năm và xây dựng được mô hình sinh trưởng, tăng trưởng cho loài Thông 5 lá và thẩm định sai số cho ba vùng phân bố sinh thái, với mô hình sinh trưởng đường kính D/A theo dạng Exponential: D = 400×(1 – e(-ai×A)) và tỷ lệ tăng trưởng đường kính Pd/D theo dạng Power Pd = a×Dbi, trong đó các tham số ai và bi thay đổi theo từng vùng phân bố sinh thai.
Từ khóa: Đường kính, sinh trưởng, tăng trưởng, thông 5 lá, Tây Nguyên, vòng năm.
Bài báo
THẨM ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO CÂY THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis (Staunton ex D.Don) K.Koch)
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 2019(3): 110-120.
Trần Đức Trọng, Trần Xuân Phước, Võ Thành Tám, Phan Thanh Tuấn, Trịnh Duy Hải, Lê Văn Huy, Phạm Quang Phong, Bảo Huy
TÓM TẮT: Thủy tùng (Glyptostrobus penilis (Staunton ex D.Don) K.Koch) là một trong những loài cổ xưa nhất hiện còn của cây lá kim trên thế giới, và đây là loài đặc biệt cần ưu tiên bảo tồn tại Việt Nam. Nghiên cứu này thẩm định các phương pháp tạo cây thủy tùng bao gồm ghép cành thủy tùng trên cây con bụt mọc (Taxodium distichum (L.) Rich.) (260 cây), dâm hom cành thủy tùng (142 cây); và ghép mắt cành thủy tùng trên rễ thở của nó (20 cây); chỉ tiêu đánh giá là tỷ lệ sống, sinh trưởng, tăng trường chiều cao, đường kính cây. Kết quả cho thấy phương pháp ghép mắt cành thủy tùng trên rễ thở của nó là khả thi và có hiệu quả để bảo tồn in-situ và phục hồi các quần thể thủy tùng.
Từ khóa: thủy tùng, thông nước, tạo cây con
Bài báo
DỰ BÁO ÁP LỰC SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀ GIẢI PHÁP HÀI HÒA VỚI CHỨC NĂNG RỪNG PHÒNG HỘ KRÔNG NĂNG, TÂY NGUYÊN
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 2019(4): 141 – 152
Lê Minh Tiến, Bảo Huy
TÓM TẮT: Nghiên cứu này nhằm dự đoán áp lực lên đất rừng phòng hộ và đề xuất giải pháp cả về chính sách và kỹ thuật canh tác để hài hòa nhu cầu sử dụng đất rừng với chức năng rừng phòng hộ Krông Năng. Tiếp cận có sự tham gia được áp dụng đồng thời thu thập dữ liệu từ 110 hộ để thiết lập mô hình toán dự báo áp lực sử dụng đất rừng phòng hộ của hộ theo các biến ảnh hưởng trong 10 năm đến. Kết quả cho thấy: i) Phá rừng phòng hộ để độc canh dẫn đến đói nghèo và suy thoái môi trường rừng là song hành nhau; ii) Mô hình dự báo áp lực gia tăng diện tích canh tác lên đất rừng phòng hộ của hộ trong 10 năm được thiết lập theo 4 biến ảnh hưởng cho thấy khi Sh1/Sh11 (tổng diện tích đất của hộ và khẩu) càng ít do thiếu đất thì áp lực càng cao; và khi Sh2/Sh22 (diện tích đất canh tác trong rừng phòng hộ của hộ và khẩu) càng nhỏ thì áp lực càng nhỏ; iii) Chỉ cần đưa thêm một số cây thân gỗ là có thể cải thiện hệ thống canh tác đất dốc ở lưu vực phòng hộ hiện nay; iv) Cần đưa diện tích nông lâm kết hợp (NLKH) vào hệ thống chi trả phí dịch vụ môi trường rừng đầu nguồn và hướng đến chi trả dịch vụ môi trường tích lũy carbon để thúc đẩy NLKH trên đất rừng phòng hộ.
Từ khóa: canh tác đất dốc, di dân tự do, rừng phòng hộ, xâm canh đất rừng
Bài báo
THIẾT LẬP ĐỒNG THỜI HỆ THỐNG MÔ HÌNH ĐỂ CẢI THIỆN ĐỘ TIN CẬY TRONG ƯỚC TÍNH SINH KHỐI – CARBON CỦA CÁC BỘ PHẬN CÂY BỜI LỜI ĐỎ (Machilus odoratissimus Nees) Ở TÂY NGUYÊN
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 2019(1): 88-99
Triệu Thị Lắng, Bảo Huy
Tóm tắt: Bời lời đỏ (Machilus odoratissimus Nees) là một loài cây đa mục đích và có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường cao. Trong kinh doanh rừng trồng bời lời đỏ, cần có hệ thống mô hình ước tính chính xác sinh khối từng bộ phận cây; đồng thời để tính toán carbon tích lũy của cây rừng cho các chương trình giảm phát thải từ mất và suy thoái rừng. Nghiên cứu này thực hiện ở Tây Nguyên, 22 ô mẫu 300 m2 được lập ở các tuổi từ 1 – 7. Chặt hạ 22 cây có đường kính bình quân lâm phần để thu thập dữ liệu sinh khối/carbon của bốn bộ phận cây là thân (Bst/Cst), vỏ (Bba/Cba), cành (Bbr/Cbr), lá (Ble/Cle) và tổng sinh khối/carbon của cây trên mặt đất (AGB/AGC). So sánh hai phương pháp thiết lập mô hình: Thiết lập độc lập các mô hình bộ phận theo phi tuyến có trọng số Maximum Likelihood; và thiết lập đồng thời các mô hình bộ phận theo phi tuyến có trọng số SUR (seemingly unrelated regression). Kết quả cho thấy thiết lập đồng thời hệ thống các mô hình sinh khối – carbon bộ phận và toàn bộ theo SUR đạt độ tin cậy cao hơn các mô hình bộ phận được thiết lập một cách độc lập. Hệ thống mô hình ước tính đồng thời sinh khối và carbon các bộ phận cây bời lời đỏ và toàn bộ được lựa chọn có dạng tổng quát: AGB = Bst + Bba+ Bbr + Ble = a1×(D2H)b1 + a2×(D2H)b2 + a3×Db3 + a4×(D2H)b4 và AGC = Cst + Cba+ Cbr + Cle = a1×(D2H)b1 + a2×(D2H)b2 + a3×Db3 + a4×(D2H)b4.
Từ khóa: Bời lời đỏ, carbon, sinh khối, seemingly unrelated regression (SUR)
Trích dẫn: Triệu Thị Lắng, Bảo Huy, 2019. THIẾT LẬP ĐỒNG THỜI HỆ THỐNG MÔ HÌNH ĐỂ CẢI THIỆN ĐỘ TIN CẬY TRONG ƯỚC TÍNH SINH KHỐI – CARBON CỦA CÁC BỘ PHẬN CÂY BỜI LỜI ĐỎ (Machilus odoratissimus Nees) Ở TÂY NGUYÊN. Tạp chí KHLN 2019(1): 88-99
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÂM NGHIỆP ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY NGUYÊN
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2(2019): 113 – 128
Bảo Huy
Tóm tắt: Với mục đích xem xét các tác động của chính sách lâm nghiệp đến sinh kế của cộng đồng bản địa Tây Nguyên và tài nguyên rừng trong gần 35 năm (từ 1986 đến nay), phương pháp tổng quan và phân tích tài liệu, văn bản chính sách được áp dụng kết hợp với các công cụ phân tích thông tin như phân tích SWOT, phân tích trường lực và phân tích tứ diện. Kết quả cho thấy các chính sách liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên đã tác động đến đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa và rừng ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Tỷ lệ giao rừng cho hộ, cộng đồng địa phương ở Tây Nguyên rất thấp, chỉ có 3.9% diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Hệ qủa chủ yếu là Con người được – Rừng mất và Con người mất – Rừng mất. Giải pháp phát triển sinh kế cho cộng đồng thiểu số bản địa gắn với quản lý rừng bền vững cần bao gồm: i) Quy hoạch lại chủ rừng và giao đất giao rừng; ii) Phát triển Doanh nghiệp lâm nghiệp cộng đồng; iii) Phục hồi, phát triển rừng để tạo sinh kế ở các cộng đồng nhận rừng; iv) Tạo các nguồn thu nhập từ sản phẩm rừng cho cộng đồng với cơ chế chính sách thích hợp.
Từ khóa: chính sách lâm nghiệp, cộng đồng dân tộc thiểu số, rừng bền vững, sinh kế cộng đồng, Tây Nguyên
Toàn bộ bài báo
TÓM TẮT KẾT QỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN VỀ:
LÀM GIÀU RỪNG KHỘP SUY THOÁI BẰNG CÂY TẾCH (Tectona grandis L.f.)
Bảo Huy
TÓM TẮT: Rừng khộp hiện đang bị suy thoái nghiêm trong do khai thác và chặt phá quá mức, hoặc mất rừng do chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp. Tóm tắt này mô tả kết quả nghiên cứu và các công bố có liên quan đến thẩm định giải pháp trồng cây gỗ tếch (Tectona grandis L.f.) trong điều kiện rừng khộp suy thoái và để xác định khả năng thích nghi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của cây tếch. 42 ô thí nghiệm 4.900 m2 (chia thành 64 ô sinh thái) đã được thiết lập và được quan sát 5 năm để thử nghiệm làm giàu rừng bằng cây gỗ tếch theo tổ hợp của hai nhóm nhân tố: sinh thái và trạng thái rừng. Mô hình hồi quy đa biến, phi tuyến, có trọng số được sử dụng để phát hiện các yếu tố chính ảnh hưởng đến tính phù hợp của cây gỗ tếch. Kết quả cho thấy sự thích nghi của cây tếch trong rừng khộp được xác định ở 4 mức: rất tốt, tốt, trung bình và kém. Bảy nhân tố chính ảnh hưởng đến tính thích nghi của cây tếch là: đơn vị đất, đất ngập nước trong mùa mưa, sự hiện diện của cỏ lào (Eupatorium odoratum L.), các loài cây rừng ưu thế khác nhau, tỷ lệ cát, hàm lượng N và P2O5 trong đất. Ở mức độ thích nghi rất tốt và tốt, kinh doanh gỗ tếch ở đường kính 25 cm có chu kỳ 11-16 năm, năng suất 5.9-8.6 m3 / ha / năm, sản lượng 94 m3 / ha; và tạo ra giá trị hiện tại ròng (NPV) từ 20-50 triệu đồng / ha / năm. Trong điều kiện sinh thái và môi trường khắc nghiệt của rừng khộp suy thoái, việc làm giàu rừng bằng cây gỗ tếch đã cho kết quả khả quan.
Từ khóa: làm giàu rừng, rừng khộp, suy thoái, tếch, thích nghi.
Trích dẫn: Bảo Huy, 2018. Tóm tắt kết qủa đề tài nghiên cứu và các công bố liên quan về: Làm giàu rừng khộp suy thoái bằng cây tếch (Tectona grandis L.f.).
Trên Websie: Bao Huy – FREM, http://baohuy-frem.org
Tải về tóm tắt
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT RỪNG, XÃ HỢP THỰC VẬT VÀ CÁC KHU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCVFs) Ở TỈNH ĐĂK LĂK
Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 3(2017): 31-39
Bảo Huy
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm chỉ ra sự đa dạng về kiểu thảm thực vật rừng, xã hợp thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (High Conservation Value Forests – HCVFs) ở tỉnh Đăk Lăk để hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đã tiến hành khảo sát ở năm khu rừng đặc dụng, bao gồm vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn, VQG Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, khu dự trữ thiên nhiên Nam Ka vả khu rừng bảo vệ cảnh quan hồ Lăk trong giai đoạn 2014 – 2016. Phân loại kiểu thảm thực vật (Thái Văn Trừng, 1978); phân chia xã hợp thực vật theo đơn vị sinh thái như phức hợp, ưu hợp, quần hợp (Walter, 1962 dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978); sử dụng bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao (WWF, 2008). Kết quả cho thấy ở tỉnh Đăk Lăk có 11 kiểu thảm trong 16 kiểu thảm thực rừng của cả nước; có 10 loại xã hợp thực vật gồm 1 phức hợp, 5 quần hợp và 4 ưu hợp thực vật, các ưu hợp và quần hợp bao gồm các loài cây gỗ quý hiếm; có đến 5/6 loại HCVFs theo phân loại của FSC (2011).
Từ khóa: đa dạng sinh học, kiểu rừng, cấu trúc loài, HCVF
Trích dẫn: Bảo Huy. 2017. Nghiên cứu đa dạng thảm thực vật rừng, xã hợp thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFs) ở tỉnh Đăk Láoăk. Tạp chí Khoa Học Lâm nghiệp, ISSN: 1859 – 0áo373, số 3(2017): 31-39
Bài báo: Tham thuc vat va HCVFs o Dak Lak
DỰ ĐOÁN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY TẾCH (Tectona grandis L.f.) TRONG LÀM GIÀU RỪNG KHỘP SUY THOÁI
Tạp chí NN & PTNT, số 15(2017): 121-129
Phạm Công Trí và Bảo Huy
TÓM TẮT: Nghiên cứu này nhằm chỉ ra năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây tếch trong làm giàu rừng khộp suy thoái. Đã thiết lập 42 ô thử nghiệm làm giàu rừng khộp bằng cây tếch trong 5 năm trên các các tổ hợp nhân tố sinh thái, trạng thái rừng khác nhau, kích thước mỗi ô thử nghiệm là 70×70m, được chia thành 64 ô đồng nhất các nhân tố gọi là ô sinh thái. So sánh sinh trưởng chiều cao bình quân trội của cây tếch ( (của 20% cây cao nhất trong ô sinh thái làm giàu rừng) với theo cấp năng suất rừng trồng tếch để xác định mức thích nghi của cây tếch trong làm giàu rừng khộp. Phương pháp mô hình phi tuyến có trọng số được sử dụng để lập mô hình để dự báo năng suất, sản lượng tếch trong làm giàu rừng. Kết quả ở giai đoạn đầu cho thấy, tếch trồng làm giàu rừng khộp phân hóa thành bốn mức thích nghi: rất thích nghi, thích nghi tốt, thích nghi trung bình và thích nghi kém so với rừng trồng tếch thuần loại. Ở các mức thích nghi tốt đến rất thích nghi trong rừng khộp, tếch kinh doanh gỗ đường kính 25 cm có chu kỳ từ 11- 16 năm, đạt năng suất 5,9-8,6 m3/ha/năm, sản lượng 94 m3/ha và tạo ra giá trị thu nhập ròng quy về hiện tại NPV từ 20 – 50 triệu đồng/ha/năm.
Từ khóa: hiệu quả kinh tế, làm giàu rừng, năng suất, rừng khộp, tếch
Trích dẫn: Phạm Công Trí và Bảo Huy. 2017. DỰ ĐOÁN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY TẾCH (Tectona grandis L.f.) TRONG LÀM GIÀU RỪNG KHỘP SUY THOÁI. Tạp chí NN & PTNT, 15(2017): 121-129
Bài báo: Du doan nang suat hieu qua tech lam giau rung khop
XÁC ĐỊNH MỨC THÍCH NGHI CỦA LÀM GIÀU RỪNG KHỘP BẰNG CÂY TẾCH (Tectona grandis L.f.) THEO CÁC NHÂN TỐ QUAN TRẮC TRỰC TIẾP VÀ THỰC VẬT CHỈ THỊ
Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, 2(2017):43 – 56
Phạm Công Trí và Bảo Huy
TÓM TẮT: Sau nhiều năm khai thác gỗ không bền vững, rừng khộp (rừng khô rụng lá cây họ dầu ưu thế) đã trở nên nghèo về gỗ và từ đó nhiều diện tích đã được chuyển đổi thành các loại cây công nghiệp như cao su. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá việc trồng cây gỗ tếch (Tectona grandis L.f.) trong điều kiện rừng khộp suy thoái và xác định các nhân tố quan sát trực tiếp ảnh hưởng đến sự thích nghi của cây tếch trong làm giàu rừng khộp. 42 ô thí nghiệm với diện tích 4.900 m2 (bao gồm 64 ô sinh thái) đã được thiết lập và được quan sát trong 4 đến 5 năm để thử nghiệm việc làm giàu rừng khộp bằng cây tếch theo các tổ hợp các nhân tố khác nhau. Mô hình hồi quy đa biến, phi tuyến, có trọng số đã được sử dụng để phát hiện các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thích nghi của cây tếch. Kết quả là trong các điều kiện môi trường sinh thái khắc nghiệt của rừng khộp, trồng bổ sung bằng cây gỗ tếch đã cho kết quả đầy hứa hẹn với bốn mức độ thích nghi; và kết quả cũng cho thấy rằng bốn nhân tố quan sát trực tiếp ảnh hưởng đến mức thích nghi của cây tếch là ngập úng trong mùa mưa; sự hiện diện của loài cỏ lào (Eupatorium odoratum L.) chỉ thị cho tiềm năng tăng trưởng của gỗ tếch; tỷ lệ phần trăm kết von trên mặt đất rừng và các loài cây rừng khộp ưu thế.
Từ khóa: cây tếch, làm giàu rừng, mức thích nghi, rừng khộp, thực vật chỉ thị
Trích dẫn: Phạm Công Trí và Bảo Huy. 2017. XÁC ĐỊNH MỨC THÍCH NGHI CỦA LÀM GIÀU RỪNG KHỘP BẰNG CÂY TẾCH (Tectona grandis L.f.) THEO CÁC NHÂN TỐ QUAN TRẮC TRỰC TIẾP VÀ THỰC VẬT CHỈ THỊ. Tạp chí KHLN, 2(2017):43 – 56; ISSN: 1859 – 0373
Bài báo: Thuc vat chi thi thich nghi Tech trong rung khop
PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH CHÉO MÔ HÌNH SINH KHỐI CÂY RỪNG TRÊN MẶT ĐẤT
Tạp chí NN & PTNT, số 5(2017): 137-146.
Bảo Huy
Tóm tắt: Các mô hình được sử dụng để ước tính sinh khối và báo cáo CO2 tương đương từ rừng trong khuôn khổ chương trình REDD+ (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng) cần chỉ ra độ tin cậy và sai số, vì vậy các mô hình sinh khối lựa chọn được đánh giá khả năng dự đoán trên cơ sở sử dụng 110 cây mẫu chặt hạ ở rừng lá rộng thường xanh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các hàm mũ khác nhau sử dụng các biến độc lập như đường kính ngang ngực (DBH), chiều cao cây (H), khối lượng thể tích gỗ (WD), và diện tích tán lá (CA) để dự đoán sinh khối cây rừng phần trên mặt đất (AGB) được đánh giá. Bốn phương pháp thẩm định chéo được áp dụng là sử dụng dữ liệu độc lập, Leave-One-Out (LOOCV), k fold và Monte Carlo. Trong những phương pháp này, Monte Carlo là thích hợp để cung cấp chỉ tiêu thống kê của mô hình, sai số qua thẩm định chéo ổn định, chính xác và có phân bố chuẩn. Các chỉ tiêu thống kê thẩm định chéo Monte Carlo như chêch lệch (Bias%), sai số trung phương (RMPE%), và sai số tuyệt đối % (MAPE) được tính bằng cách phân chia ngẫu nhiên bộ dữ liệu 200 lần, mỗi lần có 80% dữ liệu dùng lập mô hình và 20% dữ liệu để thẩm định chéo, sau đó các chỉ tiêu thống kê của mô hình và sai số được tính trung bình từ 200 lần rút mẫu. Mô hình tốt nhất được lựa chọn dựa vào hệ số xác định (R2), chỉ tiêu AIC (Akaike information criterion). AGB có quan hệ chặt chẽ với bốn biến đầu vào là DBH, H, WD, và CA theo mô hình tốt nhất là AGB = a×(DBH2HWD)b×CAc với sai số MAPE thấp nhất là 17.9%.
Từ khóa: k-fold, LOOCV, Monte Carlo, mô hình sinh khối AGB, thẩm định chéo.
Trích dẫn: Bảo Huy. 2017. Phương pháp thẩm định chéo mô hình sinh khối cây rừng trên mặt đất. Tạp chí NN & PTNT, số 5(2017): 137-146. ISSN 1859-4581
Bài báo: Tham dinh cheo mo hinh AGB
MÔ HÌNH ƯỚC TÍNH SINH KHỐI RỪNG SỬ DỤNG BIẾN SỐ ĐẦU VÀO CỘNG ĐỒNG CÓ KHẢ NĂNG ĐO ĐẠC
Tạp chí NN & PTNT, số 23(2016):98-107.
Phạm Tuấn Anh, Bảo Huy
Tóm tắt: Để thực hiện giám sát các bon rừng có sự tham gia trong chương trình “Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng” (UN-REDD+), cần xây dựng các mô hình sinh khối sử dụng các biến số đầu vào cộng đồng có khả năng đo đạc. Các mô hình này cần bảo đảm độ chính xác và cung cấp sai số định lượng. Sử dụng 222 cây mẫu chặt hạ để phát triển mô hình sinh khối cây rừng và 323 dữ liệu ô mẫu để lập mô hình sinh khối lâm phần cho rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên. Đường kính ngang ngực (DBH) và tổng tiết diện ngang (BA) được sử dụng làm biến số đầu vào của các mô hình. Ảnh hưởng của BA và chỉ số lập địa (Si) đến sinh khối cây rừng trên mặt đất (AGB) và dưới mặt đất (BGB cũng được đánh giá. Mô hình được lựa chọn chủ yếu dựa vào chỉ số thông tin Akaike (Akaike Information Criterion – AIC) và các đồ thị trực quan. Các chỉ tiêu thống kê thẩm định chéo mô hình bao gồm sai lệch % (Bias %), sai số trung phương % (RMSPE) và sai số tuyệt đối trung bình % (MAPE) đã được xác định dựa vào rút mẫu ngẫu nhiên để phân chia thành 70% số liệu cho lập mô hình và 30% số liệu để đánh giá mô hình và được tính trung bình từ 200 lần rút mẫu ngẫu nhiên lặp lại. Hàm lũy thừa (power) được ước lượng theo phương pháp phi tuyến tính hợp lý cực đại (Maximum Likelihood) có trọng số và xét ảnh hưởng của các nhân tố lâm phần đã thu được độ tin cậy cao hơn phương pháp thường được sử dụng là tuyến tính hóa logarit bình phương tối thiểu. Các mô hình được lựa chọn với các biến số đầu vào cộng đồng có khả năng đo đạc để ước tính sinh khối cây rừng và lâm phần bao gồm: AGB = ai×DBHb (ai là tham số thay đổi theo chỉ số lập địa Si), BGB = a×DBHb TA cho lâm phần: tổng sinh khối cây rừng trên mặt đất TAGB = a×BAb và dưới mặt đất TBGB = a×BAb. Sử dụng mô hình lâm phần làm giảm số liệu thu thập nhưng tăng sai số MAPE thêm 9-12% so với mô hình cây rừng.
Từ khóa: Biến số đơn giản, cộng đồng, có sự tham gia, mô hình sinh khối. Trích dẫn: Phạm Tuấn Anh và Bảo Huy. 2016. Mô hình ước tính sinh khối rừng sử dụng biến số đầu vào cộng đồng có khả năng đo đạc. Tạp chí NN & PTNT, số 23(2016):98-107. ISSN 1859-4581
Bài báo: Mo hinh sinh khoi theo bien so don gian
Giám sát carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng địa phương – Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 2016(3): 4498 – 4512. ISSN: 1859 – 0373.
Phạm Tuấn Anh và Bảo Huy
Tóm tắt: Giám sát carbon rừng có sự tham gia (PCM) là một nội dung quan trọng trong chương trình “Giảm thiểu khí phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng” (REDD+). Bài báo này trên cơ sở tổng hợp và phân tích tài liệu đã chỉ ra các những thành tựu, kết quả cũng như những vấn đề về PCM cần giải quyết. Những thành tựu, kết quả của PCM trong và ngoài nước: Đã xác định được vị trí, vai trò của PCM trong hệ thống giám sát rừng quốc gia và hệ thống Đo lường – Báo cáo – Thẩm định (MRV) để báo cáo khí phát thải trong REDD+; phương pháp giám sát carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng địa phương đã được xây dựng, phát triển; đã sử dụng kết quả quản lý rừng cộng đồng (CFM) để phát triển PCM; dữ liệu do cộng đồng đo tính dùng để ước tính carbon đạt độ tin cậy (sai lệch 1-7%) với chi phí chỉ bằng 4-34% so với cơ quan chuyên nghiệp. Những vấn đề cần quan tâm giải quyết ở Việt Nam: Cộng đồng cần được xác lập một vai trò rõ ràng trong REDD+ vì họ đang quản lý ¼ diện tích rừng, trong đó cần thu hút cộng đồng trong thu thập dữ liệu và giám sát rừng; kỹ thuật CFM cần được ứng dụng để phát triển PCM; đánh giá độ tin cậy và chi phí để lựa chọn các hoạt động phù hợp cho PCM; xây dựng chính sách ưu đãi tạm thời cho cộng đồng tham gia cho tới khi có thể chi trả dựa vào kết quả. Cộng đồng tham gia trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng, carbon rừng là một yêu cầu trong UNFCCC (2011); vì vậy cần đưa ra được các hướng dẫn cho việc thực thi PCM ở Việt Nam.
Từ khóa: Carbon rừng, có sự tham gia, cộng đồng địa phương, giám sát rừng
Trích dẫn: Phạm Tuấn Anh và Bảo Huy. 2016. Giám sát carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng địa phương – Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 2016(3): 4498 – 4512. ISSN: 1859 – 0373.
Bài báo: Bai bao PCM
Sử dụng dữ liệu Anisotropy từ ảnh viễn thám MODIS MAIAC để giám sát carbon rừng trên khu vực rộng: Đánh giá độ tin cậy ở Tây Nguyên Việt Nam.
Tạp chí “Rừng và Môi trường”, số 77(2016): 47-57
Bảo Huy
Tóm tắt: Trong quản lý rừng và thực hiện chương trình “Giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng – REDD+” cần có phương pháp, công nghệ để giám sát sính khối, carbon rừng một cách thường xuyên trên quy mô rộng lớn như vùng sinh thái và cả quốc gia để báo cáo lượng phát thải hay hấp thụ CO2 của rừng. Dữ liệu Anisotropy thu được từ kỹ thuật phân tích MAIAC (Multi-Angle Implementation Atmospheric Correction Algorithm) tiên tiến trên ảnh viễn thám MODIS (Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer) của Cơ quan Không gian và Hàng không quốc gia Hoa Kỳ NASA là giải pháp cho nhu cầu này ở Việt Nam. Dữ liệu ảnh Anisotropy có độ phân giải 1km cho toàn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2015 được lập theo từng tháng. Kết hợp với 194 ô mẫu có dữ liệu tổng carbon trên mặt đất rừng (TotalAGC, tấn/ha) ở vùng Tây Nguyên, sử dụng dữ liệu Anisotropy từ 12 ảnh MODIS MAIAC của 12 tháng trong năm 2011 để ước tính và lập bản đồ carbon rừng và đánh giá độ tin cậy. Phương pháp ước lượng mô hình phi tuyến tính Marquardt có trọng số đã được áp dụng để lập mô hình quan hệ giữa TotalAGC và Anisotropy. Mô hình được lựa chọn là TotalAGC = 8.1072× exp(2.8892× Anisotropy0.293495) với R2 = 0.6, sử dụng mô hình này ước tính và lập bản đồ carbon rừng có sai số tuyệt đối trung bình (Bias) = 8.1 tấn/ha, sai số trung phương (RMSE) = 23.7 tấn/ha và sai số tương đối (MAPE%) là 21.0%. Sử dụng dữ liệu ảnh Anisotropy có độ tin cậy khoảng 80% trong ước tính và lập bản đồ sinh khối, carbon rừng trên khu vực rộng như vùng sinh thái đến toàn quốc.
Từ khóa: MAIAC, MODIS, carbon rừng, dữ liệu Anisotropy
Trích dẫn: Bảo Huy, 2016. Sử dụng dữ liệu Anisotropy từ ảnh viễn thám MODIS MAIAC để giám sát carbon rừng trên khu vực rộng: Đánh giá độ tin cậy ở Tây Nguyên Việt Nam. Tạp chí Rừng và Môi trường, số 77(2016): 47-57
Bài báo: Bai bao Anisotropy anh MODIS MAIAC.Pub
Phim tài liệu: Làm giàu rừng khộp suy thoái bằng cây tếch – Bảo Huy
Lập bản đồ phân cấp thích nghi cây tếch (Tectona grandis L.f.) để làm giàu rừng khộp ở tỉnh Dăk Lăk
Tạp chí NN & PTNT, số 3+4(2015): 204-214
Bảo Huy
Tóm tắt: Làm giàu rừng khộp bằng loài cây có giá trị kinh tế và phù hợp sinh thái của hệ sinh thái rừng này chưa có thử nghiệm nào thành công do yếu tố quá khắc nghiệt về lập địa, khí hậu của kiểu rừng này. Nghiên cứu này nhằm tìm ra dạng lập địa, trạng thái rừng khộp thích hợp và lập bản đồ phân cấp thích nghi để làm giàu rừng khộp bằng cây tếch ở tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp tiến hành bao gồm thiết lập 64 ô thử nghiệm làm giàu rừng khộp bằng cây tếch trong 3-4 năm; xác định mức thích nghi của tếch thông qua biểu cấp chiều cao trung bình tầng trội; lập mô hình quan hệ giữa mức thích nghi với các nhân tố sinh thái, lập địa, trạng thái rừng khộp; sử dụng ảnh Landsat năm 2014, mô hình DEM, bản đồ đất để thiết lập các lớp bản đồ và chồng xếp kết hợp để lập bản đồ thích nghi của tếch trong rừng khộp. Kết quả cho thấy có 4 lớp bản đồ chủ đạo là loại đất, độ dốc, tầng dày đất và diện tích tán lá rừng khộp ảnh hưởng đến mức thích nghi của tếch, từ bản đồ thích nghi cho thấy ở Đắk Lắk có diện tích rừng khộp để làm giàu bằng cây tếch là 42.292 ha ở 3 mức thích nghi rất tốt (190 ha), tốt (18.260 ha) và trung bình (23.842 ha).
Từ khóa: Bản đồ thích nghi, làm giàu rừng, rừng khộp, tếch.
Trích dẫn: Bảo Huy, 2015. Lập bản đồ phân cấp thích nghi cây tếch (Tectona grandis L.f.) để làm giàu rừng khộp ở tỉnh Dăk Lăk. Tạp chí NN & PTNT, số 3+4(2015): 204-214
Bài báo: Ban do LGR khop bang tech
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thích nghi của tếch (Tectona grandis L.f.) để làm rừng khộp ở giai đoạn đầu tại tỉnh Dăk Lăk
Tạp chí Rừng và Môi trường, số 69(2015): 48-57.
Bảo Huy
Tóm tắt: Làm giàu rừng khộp bằng loài cây có giá trị kinh tế và phù hợp sinh thái của hệ sinh thái rừng này chưa có thử nghiệm nào thành công do yếu tố quá khắc nghiệt về lập địa, khí hậu. Nghiên cứu này nhằm để chỉ ra khả năng, mức thích nghi của tếch trong làm giàu rừng khộp và xác định được các nhân tố sinh thái, lập địa, trạng thái rừng, thực vật chỉ thị, lý hóa tính ảnh hưởng đến các mức thích nghi của tếch khác nhau. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Thử nghiệm làm giàu rừng khộp bằng cây tếch trên 64 ô thử nghiệm ở các tổ hợp các nhân tố khác nhau, đánh giá mức thích nghi của tếch trong rừng khộp theo biểu cấp năng suất, phân tích mô hình phi tuyến nhiều biến có trọng số để tìm nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến thích nghi của tếch. Kết qủa cho thấy tếch có khả năng để làm giàu rừng khộp, mức thich nghi ở 4 mức (rất tốt, tốt, trung bình và kém), Sáu nhân tố chủ đạo tổng hợp ảnh hưởng đến mức thích nghi của tếch là ngập nước, độ cao, trữ lượng rừng, loại đất, % cát trong đất và hàm lượng P2O5 của đất.
Từ khóa: Làm giàu rừng, rừng khộp, tếch, thích nghi, tỉnh Đăk Lăk
Trích dẫn: Bảo Huy, 2015. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thích nghi của tếch (Tectona grandis L.f.) để làm rừng khộp ở giai đoạn đầu tại tỉnh Dăk Lăk. Tạp chí Rừng và Môi trường, số 69(2015): 48-57.
Bài báo: Cac nhan to anh huong thich nghi tech LGR khop
Sử dụng ảnh vệ tinh SPOT5 và GIS để ước tính và giám sát sinh khối, carbon ở rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên.
Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, tập 676, số 9(2014): 52-58. ISSN: 1859 – 4794.
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (2014): Sử dụng ảnh vệ tinh SPOT5 và GIS để ước tính và giám sát sinh khối, carbon ở rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, tập 676, số 9(2014): 52-58. ISSN: 1859 – 4794.
Bài báo: Anh SPOT 5 uoc tinh CO2
Sinh khối và các bon của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên
Tạp chí NN & PTNT số 3-4 (2014): 195 – 202. ISSN 1859-4581
Tác giả: Bảo Huy, Võ Hùng, Cao Thị Lý, Phạm Tuấn Anh, Huỳnh Nhân Trí, và Nguyễn Đức Định
Trích dẫn: Bảo Huy, Võ Hùng, Cao Thị Lý, Phạm Tuấn Anh, Huỳnh Nhân Trí, Nguyễn Đức Định (2014): Sinh khối và các bon của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Tạp chí NN & PTNT số 3-4 (2014): 195 – 202. ISSN 1859-4581
Bài báo: Sinh khoi rung thuong xanh
Cơ sở khoa học xây dựng mô hình sinh trắc (Allometric Equations) để ước tính sinh khối và các bon rừng.
Tạp chí NN & PTNT, số 2(2014): 110 -120. ISSN 1859-4581
Tác giả: Huỳnh Nhân Trí, Bảo Huy
Trích dẫn: Huỳnh Nhân Trí, Bảo Huy (2014): Cơ sở khoa học xây dựng mô hình sinh trắc (Allometric Equations) để ước tính sinh khối và các bon rừng. Tạp chí NN & PTNT, số 2(2014): 110 -120. ISSN 1859-4581
Bài báo: Co so mo hinh sinh trac
Xây dựng mô hình sinh trắc ước tính sinh khối theo họ thực vật của kiểu rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên.
Tạp chí Rừng và Môi trường, số 60(2013): 32-39.
Tác giả: Huỳnh Nhân Trí, Bảo Huy
Trích dẫn: Huỳnh Nhân Trí, Bảo Huy (2013): Xây dựng mô hình sinh trắc ước tính sinh khối theo họ thực vật của kiểu rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên. Tạp chí Rừng và Môi trường, số 60(2013): 32-39.
Bài báo: Mo hinh sinh trac theo ho thuc vat
Thực trạng nghiên cứu và phát triển Nông Lâm kết hợp ở Việt Nam.
Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ nhất: Hiện thực hóa tiềm năng Nông Lâm kết hợp tại Việt Nam. Hà Nội, ngày 7/12/2012. Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Thế giới (World Agroforestry Research) tại Việt Nam. Giấy phép xuất bản: 62-2013/CXB/133/01-193/VHTT cấp ngày 12/9/2013. Tr. 20-25
Tác giả: Bảo Huy và Võ Hùng
Trích dẫn: Bảo Huy và Võ Hùng (2013): Thực trạng nghiên cứu và phát triển Nông Lâm kết hợp ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ nhất: Hiện thực hóa tiềm năng Nông Lâm kết hợp tại Việt Nam. Hà Nội, ngày 7/12/2012. Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Thế giới (World Agroforestry Research) tại Việt Nam. Giấy phép xuất bản: 62-2013/CXB/133/01-193/VHTT cấp ngày 12/9/2013. Tr. 20-25
Tham luận: Thuc trang NLKH VN
Thiết lập mô hình ước tính sinh khối và các bon của cây rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên.
Tạp chí Rừng và Môi trường, số 51 (2012): 21 – 29. ISSN 1859 – 1248
Tác giả: Bảo Huy và cộng sự
Trích dẫn: Bảo Huy, Võ Hùng, Cao Thị Lý, Nguyễn Đức Định (2012): Thiết lập mô hình ước tính sinh khối và các bon của cây rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên. Tạp chí Rừng và Môi trường, số 51 (2012): 21 – 29. ISSN 1859 – 1248
Bài báo: Thiet lap mo hinh sinh trac
Đánh giá quản lý rừng cộng đồng ở Tây Nguyên giai đoạn 2002 – 2012. Từ thực tế ở buôn Bu Nor, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông.
Tạp chí Rừng và Môi trường, số 47 (2012):19 – 28. ISSN 1859 – 1248
Tác giả: Bảo Huy và cộng sự
Trích dẫn: Bảo Huy, Võ Hùng, Nguyễn Đức Định (2012). Đánh giá quản lý rừng cộng đồng ở Tây Nguyên giai đoạn 2002 – 2012. Từ thực tế ở buôn Bu Nor, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông. Tạp chí Rừng và Môi trường, số 47 (2012):19 – 28. ISSN 1859 – 1248
Bài báo: Danh gia lam nghiep cong dong Bu Nor
Xây dựng phương pháp đo tính và giám sát các bon rừng có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam.
Tạp chí Rừng và Môi trường, số 44 – 45 (2012): 34 – 44. ISSN 1859 – 1248.
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (2012): Xây dựng phương pháp đo tính và giám sát các bon rừng có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam. Rừng và Môi trường, số 44 – 45 (2012): 34 – 44. ISSN 1859 – 1248.
Bài báo: Phuong phap PCM
Quản lý rừng cộng đồng ở Tây Nguyên.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ X, tháng 6/2009. Các công trình nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng nam trung bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2006-2009. Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Đăk Lăk, trang 154 – 162.
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (2009): Quản lý rừng cộng đồng ở Tây Nguyên. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ X, tháng 6/2009. Các công trình nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng nam trung bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2006-2009. Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Đăk Lăk, trang 154 – 162.
Tham luận: Quan ly rung cong dong Tay Nguyen
Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng các bon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam.
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1(2009): 85-91. ISSN 0866-7020.
Bảo Huy
Trích dẫn: Bao Huy (2009): Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng các bon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1(2009): 85-91. ISSN 0866-7020.
Bài báo: Phuong phap uoc tinh CO2 rung
Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng.
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn, Hà Nội ngày 05/06/2009. Cục Lâm nghiệp, IUCN, RECOFTC, pp 39 – 50.
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (2009): Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn, Hà Nội ngày 05/06/2009. Cục Lâm nghiệp, IUCN, RECOFTC, pp 39 – 50.
Tham luận: Co che huong loi rung cong dong
Ứng dụng mô hình rừng ổn định trong quản lý rừng cộng đồng để khai thác-sử dụng bền vững gỗ, củi ở các trạng thái rừng tự nhiên.
Tạp chí NN & PTNT, Hà Nội, số 8(2007): 37- 42.
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (2007): Ứng dụng mô hình rừng ổn định trong quản lý rừng cộng đồng để khai thác-sử dụng bền vững gỗ, củi ở các trạng thái rừng tự nhiên. Tạp chí NN & PTNT, Hà Nội, số 8(2007): 37- 42.
Bài báo: Mo hinh rung on dinh All
Giải pháp xác lập cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng.
Tạp chí NN & PTNT, Hà Nội, số 15(2006): 48-55
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (2006): Giải pháp xác lập cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng. Tạp chí NN & PTNT, Hà Nội, số 15(2006): 48-55
Bài báo: Giai phap huong loi rung cong dong
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phát triển phương thức quản lý rừng cộng đồng.
Kỷ yếu hội thảo về “Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam”, Hà Nội ngày 30/11/2004, Hà Nội, Cục Lâm Nghiệp, Bộ NN & PTNT, trang 73-82. Training need for human resources in development of community forest management. Proceedings of Workshop: Guidelines on implementation of community forest management in Vietnam. DoF/MARD, National Working Group for Community Forest Management, Hanoi, 30 November 2004, pp 71-75 (Anh Việt).
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (2004): Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phát triển phương thức quản lý rừng cộng đồng. Kỷ yếu hội thảo về “Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam”, Hà Nội ngày 30/11/2004, Hà Nội, Cục Lâm Nghiệp, Bộ NN & PTNT, trang 73-82. Training need for human resources in development of community forest management. Proceedings of Workshop: Guidelines on implementation of community forest management in Vietnam. DoF/MARD, National Working Group for Community Forest Management, Hanoi, 30 November 2004, pp 71-75 (Anh Việt).
Tham luận: Nhu cau dao tao cong dong
Đề xuất các hoạt động phát triển lâm nghiệp tại Vườn Quốc Gia Yok Don.
Tạp chí Hoạt động khoa học (Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Bộ Khoa học và Công nghệ. Tập 534, số 11(2003): 99-105. ISSN: 0866-7152
Tác giả: Bảo Huy, Cao Thị Lý, Võ Hùng
Trích dẫn: Bảo Huy, Cao Thị Lý, Võ Hùng (2003): Đề xuất các hoạt động phát triển lâm nghiệp tại Vườn Quốc Gia Yok Don. Tạp chí Hoạt động khoa học (Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Bộ Khoa học và Công nghệ. Tập 534, số 11(2003): 99-105. ISSN: 0866-7152
Bài báo: De xuat lam nghiep VQG Yok Don
Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc ở vùng đệm Vườn Quốc Gia Yok Đôn.
Tạp chí Hoạt động khoa học (Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Bộ Khoa học và Công nghệ. Tập 534, số 11(2003): 84-86. ISSN: 0866-7152
Tác giả: Hồ Viết Sắc, Bảo Huy, Nguyễn Đức Định
Trích dẫn: Hồ Viết Sắc, Bảo Huy, Nguyễn Đức Định (2003): Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc ở vùng đệm Vườn Quốc Gia Yok Đôn. Tạp chí Hoạt động khoa học (Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Bộ Khoa học và Công nghệ. Tập 534, số 11(2003): 84-86. ISSN: 0866-7152
Bài báo: Mo hinh Cay thuoc
Nghiên cứu lập kế hoạch phát triển buôn Drăng Phok nội vùng Vườn Quốc Gia Yok Don.
Tạp chí Hoạt động khoa học (Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Bộ Khoa học và Công nghệ. Tập 534, số 11(2003): 80-83. ISSN: 0866-7152
Tác giả: Bảo Huy, Lê Thị Lý, Võ Hùng, Cao Thị Lý
Trích dẫn: Bảo Huy, Lê Thị Lý, Võ Hùng, Cao Thị Lý, Nguyễn TTH (2003): Nghiên cứu lập kế hoạch phát triển buôn Drăng Phok nội vùng Vườn Quốc Gia Yok Don. Tạp chí Hoạt động khoa học (Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Bộ Khoa học và Công nghệ. Tập 534, số 11(2003): 80-83. ISSN: 0866-7152
Bài báo: Phat trien Drang Phok
Cây xoan mộc.
Trong sách: Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp Hà Nôi, tr. 183-187
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy, 2002. Cây xoan mộc. Trong sách: Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp Hà Nôi, tr. 183-187
Bài báo: Cay Xoan moc
Sinh trưởng và sản lượng rừng trồng tếch ở Đắc Lắc.
Kỷ yếu “Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về trồng rừng tếch ở Việt Nam”, Buôn Mê Thuột ngày 02-03/12/1995. JICA. Bộ NN & PTNT, Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, tr.77-83. Growth and productivity of teak plantation in Dac Lac. Proceedings of the first national seminar on teak planting in Vietnam, Buon Me Thuot, Vietnam; December 2-3, 1995. JICA, MARD, VJFA; pp71-78.
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (1995): Sinh trưởng và sản lượng rừng trồng tếch ở Đắc Lắc. Kỷ yếu “Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về trồng rừng tếch ở Việt Nam”, Buôn Mê Thuột ngày 02-03/12/1995. JICA. Bộ NN & PTNT, Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, tr.77-83. Growth and productivity of teak plantation in Dac Lac. Proceedings of the first national seminar on teak planting in Vietnam, Buon Me Thuot, Vietnam; December 2-3, 1995. JICA, MARD, VJFA; pp71-78.
Tham luận: Sinh truong san luong tech
Dự đoán sản lượng rừng tếch ở Đắc Lắc.
Tạp chí Lâm nghiệp (Tạp chí NN & PTNT), Hà Nội, Số 4(1995)
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (1995): Dự đoán sản lượng rừng tếch ở Đắc Lắc. Tạp chí Lâm nghiệp (Tạp chí NN & PTNT), Hà Nội, Số 4(1995):
Bài báo: Du doan san luong tech
Thử nghiệm các mô hình dự đoán sản lượng rừng tếch ở Đắc Lắc.
Tạp chí Lâm nghiệp (Tạp chí NN & PTNT), Hà Nội, số 3(1995): 20-21.
Bảo Huy
Trích dẫn: Bảo Huy (1995): Thử nghiệm các mô hình dự đoán sản lượng rừng tếch ở Đắc Lắc. Tạp chí Lâm nghiệp (Tạp chí NN & PTNT), Hà Nội, số 3(1995): 20-21.
Bài báo: Thu nghiem mo hinh sinh truong tech
Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất về trồng rừng tếch ở Việt Nam
Ban Mê Thuột, 2 – 3- tháng 12 năm 1995. Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam.
Tài liệu hội thảo